CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ & TƯ VẤN THUẾ ACP

0902.229.299 - ketoanacp@gmail.com

Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Lượt xem: 1275

Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: Quy định về hóa đơn, chứng từ. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2022. Tuy nhiên, Chính phủ, Tổng cục thuế và các Cục thuế vẫn khuyến khích các doanh nghiệp (Người nộp thuế) chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 01/07/2022

Tóm tắt nội dung

    Những thay đổi của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ so với các Nghị định đã ban hành trước, đó là:

    1. Thay đổi về tên gọi của nghị định 123/2020/NĐ-CP

    Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010: Quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ

    Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018: Quy định về Hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

    Nghi định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: Quy định về Hóa đơn, chứng từ

    2. Mở rộng đối tượng áp dụng và những thay đổi trong nghị định 123/2020/ND-CP

    Nghị định số 123/2020/NĐ-CP Nghị định số 119/2018/NĐ-CP

    Điều 2: Đối tượng áp dụng:

    1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
     a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại dện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
     b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
     c) Hộ, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác;
     d) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
     đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.
    2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ
    3. Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí
    4. Người nộp thuế, phí và lệ phí
    5. Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
    6. Tổ chức nhận in hóa đơn, chứn từ; tổ chức cung cấp phần mềm tự in chứng từ; tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử
    7. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực)
    8. Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan
    9. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn và chứng từ.

     

    Điều 2: Đối tượng áp dụng:

    1. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
     a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
     b) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
     c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
     d) Tổ chức khác;
     đ) Hộ, cá nhân kinh doanh.
    2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
    3. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
    4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

     

     

     

     

    Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã mở rộng thêm các đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử, cụ thể:

    - Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí
    - Tổ chức in hóa đơn, biên lai, cung cấp phần mềm in biên lai

    3. Quy định cụ thể các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ

    Điều 5 - Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định: Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ:

    1. Đối với công chức thuế:

    a) Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn chứng từ;

    b) Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

    c) Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn;

    2. Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

    a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

    b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn chứng từ;

    c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

    d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

    4. Nghị định 123/2020/NĐ-CP bổ sung thêm 2 loại hóa đơn

    Bên cạnh những loại hóa đơn được quy định trong Nghị định số 119/2018, Tại Điều 8 - Nghị định số 123/2020/NĐ-CP còn bổ sung thêm 2 loại hóa đơn

    4.1. Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:

    - Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);

    - Tài sản kết cấu hạ tầng;

    - Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

    - Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;

    - Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

    - Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

    - Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.

    4.2. Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia: khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật thì được sử dụng loại hóa đơn này.

    5. Sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sau ngày 01/7/2022

    Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Cục Thuế) đặt in hóa đơn để bán cho các đối tượng sau:

    (1) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sau đây trong trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế:

    - Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn (thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có).

    - Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo quy định.

    Lưu ý: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (nếu đủ điều kiện) theo quy định.

    (2) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố theo quy định.

    6. Về việc sử dụng hóa đơn đã phát hành

    Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 19/10/2020 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày 19/10/2020 đến hết ngày 30/6/2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014.

    Trường hợp từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/6/2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020 hoặc Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 12/9/2018, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.

    7. Về việc sử dụng hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập

    Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/6/2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020 thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

    Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.

    8. Hiệu lực của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

    Điều 59. Hiệu lực thi hành:

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

    2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.

    3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.

    4. Bãi bỏ khoản 12 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

    5. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán tài sản công khi xử lý tài sản công (hóa đơn bằng giấy do Bộ Tài chính đặt in) tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

    6. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính. Trường hợp có thông báo chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia thì các đơn vị thực hiện chuyển đổi theo quy định.

    Tải về Nghị định số 123/2020/NĐ-CP tại đây 

     

    Tin liên quan

    Tài liệu liên quan

    • 1 : ND 123-2020 Quy định về hóa đơn Tải

    Đăng ký tư vấn


     

    Liên kết webiste


    Tra cứa tên doanh nghiệp để chọn tên doanh nghiệp không bị trùng tên



    Tra cứu thông tin phát hành hóa đơn của doanh nghiệp, của cơ quan thuế 


    Cá nhân tự kê khai - quyết toán thuế TNCN


    Kế toán ACP - Đại lý thuế ACP - Cucthuehanoi.com.vn 


    Công ty cổ phần công nghệ số Thành Nam