Đại lý thuế ACP
Công ty Kế toán ACP - Đại lý thuế ACP là một trong những đơn vị tiên phong trong việc cung cấp dịch làm các thủ tục về thuế, Tư vấn thuế, Dịch vụ kế toán, kiểm toán
Đại lý thuế là gì? Đại lý thuế có chức năng gì? Làm thế nào để thành lập Đại lý thuế? Đại lý thuế có quyền và trách nhiệm gì? Doanh nghiệp có lợi ích gì khi sử dụng dịch vụ Đại lý thuế? Một Đại lý thuế có uy tín thì có điểm khác biệt gì?
Kế toán ACP (Đại lý thuế ACP) sẽ trả lời các câu hỏi này cho quý anh chị làm chủ doanh nghiệp và bạn đọc:
Đại lý thuế:
Đại lý thuế là tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Đại lý thuế là doanh nghiệp và Chi nhánh của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Để trở thành Đại lý thuế thì doanh nghiệp và Chi nhánh của doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để kinh doanh Dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đại lý thuế là cầu nối giữa Cơ quan thuế và Người nộp thuế. Bởi Đại lý thuế là Tổ chức nắm rõ và thông thạo các chính sách, các quy định của Pháp luật về thuế hơn là người nộp thuế. Trong khi đó Cơ quan thuế thì không thể có đủ nhân lực để hướng dẫn cho tất cả những người nộp thuế.
Ở Việt Nam, Những năm gần đây số lượng doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân khác ra hoạt động kinh doanh và liên quan đến các thủ tục về thuế tăng rất nhanh. Hệ thống Đại lý thuế thì chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải lựa chọn và sử dụng dịch vụ của một đại lý thuế có uy tín và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Cần đến sự chuyên môn hóa là nhu cầu tất yếu hiện nay. Đại lý thuế là tổ chức đáp ứng sự chuyên môn đó!
Chức năng của Đại lý thuế:
Đại lý thuế cung cấp các dịch vụ làm thủ tục về thuế cho người nộp thuế thông qua Hợp đồng dịch vụ theo thỏa thuận với người nộp thuế.
Theo khoản 1 - Điều 104 - Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019: Dịch vụ do Đại lý thuế cung cấp cho người nộp thuế theo hợp đồng bao gồm:
a) Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và các thủ tục về thuế khác thay người nộp thuế;
b) Dịch vụ tư vấn thuế;
c) Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Điều 150 của Luật này. Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều kiện để thành lập Đại lý thuế:
Theo Điều 8 - Thông tư số 117/2012/TT-BTC ngày 19 tháng 07 năm 2012 quy định: Doanh nghiệp và chi nhánh của doanh nghiệp muốn trở thành Đại lý thuế thì phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Có ngành, nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Có ít nhất hai (02) nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Quyền và trách nhiệm của Đại lý thuế
Theo khoản 2 - Điều 104 - Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019: Đại lý thuế có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các dịch vụ với người nộp thuế theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan trong hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước người nộp thuế về nội dung dịch vụ đã cung cấp.
Theo Điều 8 - Thông tư số 117/2012/TT-BTC ngày 19 tháng 07 năm 2012 quy định: Quyền và trách nhiệm của Đại lý thuế sau đây:
1. Quyền của đại lý thuế
Khi thực hiện hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý thuế có quyền như sau:
a) Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế.
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, hồ sơ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan tới việc làm thủ tục về thuế theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.
c) Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và theo hợp đồng đã ký với người nộp thuế.
d) Đại lý thuế được cơ quan thuế các cấp hỗ trợ:
- Cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm thực hiện thủ tục thuế điện tử.
- Được mời tham dự các lớp đào tạo, tập huấn các nội dung, quy định về chính sách thuế, thủ tục về thuế do cơ quan thuế tổ chức.
2. Trách nhiệm của Đại lý thuế
a) Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nộp thuế
- Đại lý thuế đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và có tên trong danh sách đại lý thuế đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế mới được thực hiện ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế.
- Đại lý thuế phải lập hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân nộp thuế về phạm vi công việc thủ tục về thuế được uỷ quyền, thời hạn được uỷ quyền, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác do hai bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng không trái với quy định của pháp luật.
b) Khai, ký tên, đóng dấu trên tờ khai thuế, hồ sơ thuế, chứng từ nộp thuế, hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
c) Cung cấp chính xác, kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người nộp thuế.
d) Không được thông đồng với công chức quản lý thuế, người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế. Trường hợp đại lý thuế có hành vi thông đồng với người nộp thuế hoặc tự thực hiện các hành vi trốn thuế, khai thiếu thuế, vi phạm thủ tục về thuế thì người nộp thuế vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung sai phạm trên. Đại lý thuế phải liên đới chịu trách nhiệm và phải chịu bồi thường cho tổ chức, cá nhân nộp thuế theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân nộp thuế.
đ) Giữ bí mật thông tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế có đủ bằng chứng về việc đại lý thuế không thực hiện đúng trách nhiệm này, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nộp thuế thì kiến nghị Cục Thuế đình chỉ hoạt động của đại lý thuế và đại lý thuế phải chịu bồi thường cho tổ chức, cá nhân nộp thuế theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân nộp thuế.
e) Đại lý thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế trong các trường hợp sau:
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý khi cơ quan thuế yêu cầu bằng văn bản.
- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày thay đổi danh sách nhân viên đại lý thuế, đại lý thuế phải thông báo cho Cục Thuế quản lý thuế trực tiếp, bao gồm:
+ Danh sách nhân viên đại lý thuế mới được tuyển dụng theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Danh sách nhân viên đại lý thuế vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 17 Thông tư này hoặc thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu, chết hoặc không đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Cục Thuế gửi thông báo của đại lý thuế về danh sách nhân viên đại lý thuế thay đổi qua mạng giao dịch điện tử nội bộ ngành thuế cho Tổng cục Thuế trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của đại lý thuế. Tổng cục Thuế có trách nhiệm đăng tải danh sách nhân viên đại lý thuế thay đổi trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo danh sách nhân viên đại lý thuế thay đổi do Cục Thuế gửi.
Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Đại lý thuế
Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, hệ thống Đại lý thuế phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ..... các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Đại lý thuế luôn đạt trên 90%. Ở Việt Nam, Hệ thống Đại lý thuế mới phát triển được gần 10 năm trở về đây. Hệ thống Đại lý thuế của Việt Nam hiện tại đang thiếu về cả số lượng và chất lượng, trong khi hệ thống doanh nghiệp gia tăng ngày càng nhiều. Tuy vậy, Một đại lý thuế có chất lượng dịch vụ tốt thì có vai trò và lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
- Với vai trò hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ về thuế, các Đại lý thuế đã thực sự là "Cánh tay nối dài" của ngành thuế, là cầu nối truyền thông các chính sách pháp luật về thuế giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp.
- Giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tổ chức một bộ máy kế toán hoạt động có chất lượng thì chi phí khá là tốn kém. Đơn cử sử dụng một người kế toán giỏi về thuế thì với lương hiện nay bình quân khoảng từ 10 đến 15 triệu một tháng, trong khi đó doanh nghiệp cũng không đủ lượng công việc cho họ làm thường xuyên (không phát huy được năng suất lao động của kế toán), đó là sự lãng phí mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc. Trong khi đó, chi phí để sử dụng dịch vụ Đại ký thuế cho doanh nghiệp này chỉ băng từ 30% đến 50% tiền lương của nhân viên kế toán.
- Giảm thiểu sai sót trong quá trình kê khai và làm các thủ tục về thuế: Đại lý thuế là đơn vị hiểu về các chính sách và thủ tục kê khai hơn doanh nghiệp, điều này không phải bàn cãi. Mặt khác, khi sử dụng dịch vụ Đại lý thuế thì mọi sai sót dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp thì Đại lý thuế phải chịu trách nhiệm.
- Tối ưu hóa chi phí thuế cho doanh nghiệp: Nhân viên Đại lý thuế là người nắm và hiểu sâu các văn bản pháp luật về thuế, giúp cho doanh nghiệp không những thực hiện đúng nghĩa vụ thuế và giảm thiểu rủi ro về thuế. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đại lý thuế giúp cho các doanh nghiệp tối ưu hóa về thuế.
Một Đại lý thuế có uy tín
Theo bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, để đặt mục tiêu phát triển hệ thống đại lý thuế theo hướng đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động hỗ trợ người nộp thuế tạo tiền đề nhằm tăng dần số lượng đại lý thuế và nâng cao chất lượng dịch vụ do đại lý thuế cung cấp; mở rộng, đa dạng hoá dịch vụ của đại lý thuế. Đồng thời, xây dựng hệ thống đại lý thuế thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế; giảm chi phí về thời gian, nguồn lực cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế thực thi pháp luật thuế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Cơ quan chức năng và đại lý thuế cần phải đáp ứng 3 yếu tố như: Chất lượng dịch vụ của đại lý thuế đáp ứng tốt yêu cầu của người nộp thuế, cơ quan thuế; Môi trường pháp lý cho đại lý thuế phát triển và sự đồng thuận của cơ quan Thuế và người nộp thuế nhằm chia sẻ công việc, tuyên truyền về lợi ích khi sử dụng đại lý thuế; hỗ trợ các đại lý thuế thông qua việc cung cấp phần mềm khai thuế, các cơ chế, chính sách về thuế.
Một Đại lý thuế có uy tín không chỉ đáp ứng được cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp, Đại lý thuế cần phải gắn vai trò và trách nhiệm cao nhất đối với doanh nghiệp và các cơ quan chức năng quản lý nhà nước.
Đại lý thuế ACP ra đời và phát triển gần 10 năm, là đơn vị Đại lý thuế tiên phong chịu trách nhiệm cao nhất đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đại lý thuế là: "Đối với những khoản chi phí hay bất kỳ vấn đề gì liên quan đến nghĩa vụ về thuế, khi Đại lý thuế ACP đã tư vấn cho doanh nghiệp để đưa vào chi phí tính thuế, sau này cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế. Nếu bị loại bỏ chi phí đó và truy thu thuế thì Đại lý thuế ACP chịu trách nhiệm về khoản tru thu thuế đó, trừ trường hợp doanh nghiệp có ý kiến bằng văn bản và cam kết cho Đại lý thuế ACP đưa khoản chi phí đó vào nhằm làm giảm chi phí thuế trong năm đó"
LH hotline: 0902 229 299 để được tư vấn miễn phí