Cách hạch toán giảm giá hàng bán theo TT200/2014/TT-BTC?
Hạch toán giảm giá hàng bán là nghiệp vụ định khoản phần giảm trừ cho người mua do hàng hóa lỗi, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng,...đây cũng là một trong những khoản làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Vậy hạch toán giảm giá hàng bán như thế nào? Mời bạn đến với Kế toán ACP để hiểu hơn về cách hạch toán.
Giảm giá hàng bán là nghiệp vụ định khoản phần giảm trừ cho người mua do hàng hóa lỗi, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng,...đây cũng là một trong những khoản làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.
Hạch toán giảm giá hàng bán là nghiệp vụ kế toán thường gặp trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tài khoản sử dụng: TK 5213-Giảm giá hàng bán: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém hoặc bị lỗi nhưng chưa được phản ảnh trên hóa đơn khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
Kết cấu tài khoản: Tăng bên Nợ
Giảm bên Có
Cuối kỳ không có số dư
CÁCH HẠCH TOÁN GIẢM GIÁ HÀNG BÁN theo TT200/2014/TT-BTC
- Trường hợp 1: Giảm giá ngay khi bán hàng
( Áp dụng đối với tổ chức chương trình khuyến mãi, xả hàng tồn kho: lỗi, sắp hết date,..)
Các bước thực hiện |
Đối với bên bán |
Đối với bên mua |
Khi lập hóa đơn | Giá ghi ở trên hóa đơn là giá đã giảm | |
Cách hạch toán |
Kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã giảm (doanh thu thuần) Nợ TK 111, 112, 131: Tổng tiền thanh toán Có TK 511: Doanh thu đã giảm Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra |
Kế toán phản ánh giá trị hàng mua theo giá đã được giảm Nợ TK 152, 156,..: Giá trị hàng hóa đã giảm Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 131: Tổng tiền thanh toán |
Ví dụ |
Công ty ACP bán máy tính Laptop với giá bán niêm yết chưa thuế GTGT là 10.000.000đ/chiếc. Do trong thời gian tới Công ty ACP chuẩn bị ra mắt Laptop cùng model như trên với tính năng vượt trội hơn so với model cũ, Công ty ACP quyết định giảm giá bán 1.000.000đ/cái (chưa gồm thuế GTGT) Ngày 17/7/2023, Công ty ACP bán máy tính Laptop cho công ty Thành Nam, công ty ACP xuất hóa đơn như sau Đơn giá (đã giảm giá): 9.000.000 đồng Thuế GTGT 10%: 900.000 đồng Tổng thanh toán: 9.900.000 đồng Công ty Thành Nam thanh toán bằng tiền mặt
|
|
Cách hạch toán theo ví dụ |
Nợ TK 111: 9.900.000 Có TK 511: 9.000.000 Có TK 3331: 900.000 |
Nợ TK 156: 9.000.000 Có TK 1331: 900.000 Có TK 111: 9.900.000 |
- Trường hợp 2: Giảm giá sau khi bán hàng
Khi bán hàng, doanh nghiệp đã tiến hành xuất hóa đơn và giao hàng cho khách hàng, sau đó phát hiện ra hàng hóa bị lỗi, kém chất lượng, lỗi thời,...thì 2 bên lập biên bản xác nhận hàng lỗi, kém chất lượng,...xác định mức độ giảm để bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh giảm cho hóa đơn đã xuất trước đó.
Các bước thực hiện |
Đối với bên bán |
Đối với bên mua |
Cách hạch toán |
Kế toán ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu Cách hạch toán Nợ TK 5213: Giảm giá hàng bán (chưa thuế) Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Có TK 131: Phải thu khách hàng (số tiền giảm giá) Cuối kỳ kết chuyển TK 5213 sang TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, để xác định doanh thu của hàng hóa Nợ TK 511: Doanh thu Có TK 5213: Giảm giá hàng bán
|
Nợ TK 111, 112, 331,.. Có TK 152, 156,... Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào
|
Ví dụ |
Ngày 15/07/2023 Công ty ACP bán cho công ty Thành Nam 1 chiếc Laptop, đơn giá 10.000.000 đồng/ chiếc, thuế GTGT: 1.000.000 đồng Công ty ACP đã xuất hóa đơn và giao hàng cho công ty Thành Nam, công ty Thành Nam đã nhập kho và thanh toán bằng tiền mặt là 11.000.000 đồng Ngày 17/07/2023 Công ty Thành Nam phát hiện Laptop có dấu hiệu lỗi màn hình, sau đó 2 bên tiến hành lập biên bản xác nhận Laptop mua ngày 15/07/2023 bị lỗi, Công ty ACP tiến hàng giảm giá 2.500.000 đồng/ chiếc (chưa thuế VAT), Công ty ACP thanh toán khoản giảm giá 2.500.000 đồng bằng tiên mặt |
|
Cách hạch toán theo ví dụ |
Khi bán hàng: Nợ TK 111: 11.000.000 Có TK 511: 10.000.000 Có TK 3331: 1.000.000 Khi giảm giá: Nợ TK 5213: 2.500.000 Nợ TK 3331: 250.0000 Có TK 131: 2.750.000 Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ sang TK 511: Nợ TK 511: 2.500.000 Có TK 5213: 2.500.000
|
Khi mua hàng Nợ TK 156: 10.000.000 Nợ TK 1331: 1.000.000 Có TK 111: 11.000.000 Khi nhận giảm giá Nợ TK 111: 2.750.000 Có TK 156: 2.500.000 Có TK 133: 250.000 |
* Cách hạch toán giảm giá hàng bán theo TT133:
Điểm khác biệt giữa TT200 và TT133, TT 133 không có tài khoản giảm giá hàng bán, nên khi phát sinh khoản giảm giá hàng bán thì kế toán hạch toán vào bên Nợ của TK 511
(TT 133 không có các tài khoản giảm trừ doanh thu như TT200)
Khi phát sinh các khoản giảm giá hàng bán kế toán hạch toán tương tự TT200 nêu trên, thay TK 5213 thành TK 511
Kế toán ACP chúc bạn thành công!