CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ & TƯ VẤN THUẾ ACP

0902.229.299 - ketoanacp@gmail.com

Cách xác định thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý

Lượt xem: 4817

Hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Công thức tính?

Tóm tắt nội dung

    Theo khoản 1 - Điều 13 - Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định: Các doanh nghiệp Hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

    Các xác định: Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế giá trị gia tăng

    Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
    Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
    Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
    Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương hoặc giá trị gia tăng dương không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

    Xem thêm Đối tượng nộp thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu và Phương pháp khấu trừ

    Tin liên quan