CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ & TƯ VẤN THUẾ ACP

0902.229.299 - ketoanacp@gmail.com

Hướng dẫn kê khai thuế GTGT theo PP trực tiếp đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

Lượt xem: 7314

Cách xác định thuế GTGT theo PP trực tiếp đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý như thế nào? Lập tờ khai thuế GTGT theo PP trực tiếp đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý ra sao? Xin mời các bạn tham khảo bài viết của Kế toán ACP dưới đây.

Tóm tắt nội dung

    Văn bản áp dụng:

    Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013

    Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014

    1. Cách tính thuế GTGT theo phương pháp kê khai trực tiếp đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

    Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được tính như sau:

    Trong đó:

    - Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng

    - Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

    Ví dụ 1: Công ty ACP kinh doanh vàng bạc đá quý, trong tháng 8/2020, công ty mua một cây vàng SJC với giá 56.800.000 đồng. Tháng 9/2020, công ty bán ra với giá 57.500.000 đồng

    Thuế GTGT phải nộp là: (57.500.000 – 56.800.000) x 10% = 70.000 đồng

    Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau”.

    Ví dụ 2: Công ty VBĐQ ACP, đầu kỳ GTGT âm được kết chuyển bằng 0, tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra quý 3/2018 là: 820.000.000 đồng, giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng là 830.000.000 đồng. Giá trị gia tăng của vàng bạc đá quý trong kỳ là:

    820.000.000 – 830.000.000 = (10.000.000) đồng.

    Số tiền (10.000.000) đồng này sẽ được chuyển sang bù trừ ở kỳ sau.

    Trường hợp đến quý 4/2018 số GTGT âm (10.000.000) đồng không được bù trừ hết thì số GTGT âm còn lại không được chuyển sang năm 2019 để bù trừ (Vì kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau)[A1] 

    Sau khi xác định được số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kế toán tiến hành lập tờ khai trên phần mềm HTKK, nộp tờ khai, nộp thuế…

    2. Cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp kê khai trực tiếp đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

    Theo Ví dụ 2 ở phần 1 ta kê khai trên phần mềm KTKK như sau:

    Bước 1: Xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, đăng nhập phần mềm KTKK chọn danh mục Tờ khai GTGT trực tiếp trên GTGT (03/GTGT), chọn kỳ kê khai Q3/2018.

    Bước 2: Điền các chỉ tiêu trên tờ khai.

    Tổng số doanh thu phát sinh trong kỳ được điền vào chỉ tiêu [22]: 820.000.000

    Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng được điền vào chỉ tiêu [23]: 830.000.000

    Ta thấy tại tờ khai quý 3/2018 còn GTGT âm là: 30.000.000 đồng. Giá trị này sẽ được chuyển sang tờ khai Quý 4/2018.

    Trường hợp khác: Giả sử vẫn như Ví dụ 2 nhưng trong kỳ giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng là 800.000.000 đồng thì lúc này tờ khai GTGT của ta như sau:

    Chỉ tiêu [23] lúc này bằng 800.000.000 dẫn đến chỉ tiêu [26] bằng 20.000.000.

    Ta có số thuế phải nộp trong kỳ bằng chỉ tiêu [26] nhân với thuế suất của kinh doanh vàng bạc đá quý là 10% là 2.000.000 đồng và điền vào chỉ tiêu [27].

    Kết thúc, kết xuất tờ khai XML ra phần mềm và nộp tờ khai.

    Kế toán ACP chúc các bạn thành công!

     

    Tin liên quan

    Đăng ký tư vấn